Những sai lầm thường gặp ở người chơi âm thanh là bỏ qua hoặc xem nhẹ phần đầu tư phụ kiện âm thanh cụ thể là điện nguồn và dây dẫn, vốn được ví như nguồn năng lượng chính và huyết mạch của bộ dàn.
Quan niệm điện nào cũng là điện, miễn điện thế đảm bảo đủ 220V là được, cách nghĩ này đúng nhưng chưa đủ với các thiết bị audio vốn luôn đòi hỏi không chỉ dòng điện đủ mà còn phải ổn định và sạch. Tất nhiên, yêu cầu cơ bản nhất là điện thế của điện cấp nguồn phải đạt 220V, cho phép giao động chênh lệch ở mức 10% giá trị. Nhưng cần lưu ý tránh sử dụng ổn áp để cân bằng mức điện thế vì sẽ gây tác hạc lớn đến âm thanh về mặt độ động cũng như tiếng trầm bị bó, nặng nề mà thay vào đó là lựa chọn biến thế cách ly hoặc các thiết bị có chuyển đổi từ AC sang DC và tái tạo lại dòng AC đủ điện thế.
Ngoài mặt điện thế, dòng điện sạch và ổn định quyết định đáng kể đến khả năng trình diễn của thiết bị. Trong quá trình di chuyển dài từ trạm hạ thế cho đến ổ cắm điện nhà, dòng điện đã bị “ô nhiễm” bởi một loạt các loại sóng điện từ “ký sinh” bắt nguồn từ các bóng đèn quỳnh quang, các thết bị sạc, sóng radio, các vùng có điện từ trường cũng như các loại sóng không dây… Dòng điện "bẩn" này sẽ gây tác hại lớn về chất lượng âm thanh và cả hình ảnh. Sự dụng thiết bị lọc và ổn định điện nguồn là rất quan trọng trong một hệ thống âm thanh, chỉ khi nhận được nguồn năng lượng sạch, thì thiết bị mới phát huy hết khả năng trình diễn của mình. Hiện có rất nhiều dạng thiết bị lọc/ổn định điện nhưng nên ưu tiên chọn loại không sử dụng các linh kiện lọc chủ động như tụ, cảm, điện trở, biến trở bởi chúng cũng ít nhiều gây tác hại đến dải trầm và độ động.
Một trong những thiết bị ổn định điện hoàn toàn không sử dụng các thiết bị lọc chủ động, Nordost Quantum Qx2/Qx4, được đánh giá cao bởi khả năng tối ưu và duy trì tần số 50Hz nhưng chỉ sử dụng mạch điện tử, không can thiệp, làm thay đổi màu âm của thiết bị. Để kiểm chứng hiệu quả của một thiết bị lọc người sử dụng cần lưu ý đến các tiêu chí về âm hình sân khấu phải rộng và sâu hơn, độ chi tiết dải cao được nâng lên và quan trọng là dải trầm không bị bó hẹp và cụt tiếng.
Ngay từ khi bắt đầu cuộc chơi audio, các audiophile đều nhận thức rõ đóng góp quan trọng của dây dẫn trong một bộ dàn. Dây dẫn tốt không chỉ giúp giảm nhiễu trong quá trình truyền tải tín hiệu giữa hai thiết bị mà còn phát huy tối đa băng thông âm thanh, hay nói một cách đơn giản là với dây dẫn tốt mới thật sự nghe hết được khả năng trình diễn của các thiết bị trong bộ dàn. Nhưng thực tế người chơi audio vẫn còn rất dè dặt cho các khoản đầu tư vào điện nguồn cũng như dây dẫn, chủ yếu chỉ tập trung nâng cấp loa, ampli và đầu đọc. Có rất nhiều hệ thống, chỉ do hạn chế về mặt đầu tư dây dẫn, khiến tổng thể các thiết bị trong hệ thống chưa phát huy và ăn khớp với nhau được. Chủ nhân của những bộ dàn này rơi vào tình trạng thay đổi loa, đầu đọc và thiết bị khuếch đại liên tục nhưng vẫn không đạt được một sân khấu âm thanh ưng ý.
Tỉ lệ đầu tư dây dẫn cho một hệ thống âm thanh là câu hỏi khó có đáp án chính xác. Quan niệm trước đây sẽ rơi vào mức 10 đến 20% tổng giá trị của hệ thống nhưng hiện tại mức đầu tư cho dây dẫn đã tăng hơn đáng kể. Không có một con số phần trăm lý tưởng nào cho khoản đầu tư vào dây, bởi nó còn phụ thuộc vào tổng giá trị của bộ dàn, hệ thống với các thiết bị càng cao cấp, đầu tư dây dẫn cũng tăng theo có khi chiếm đến gần một nửa.
Một quy tắc khi sắm dây dẫn trong hệ thống âm thanh là ưu tiên theo thứ tự từ dây nguồn, dây digital, dây tín hiệu và sau cùng dây loa. Bạn nên đầu tư dây dẫn cùng một thương hiệu nhưng có thể phối nhiều dòng. Người chơi cũng cần tỉnh táo trong việc đánh giá dây dẫn dựa trên hiệu quả âm hình và độ êm tĩnh của sân khấu, bên cạnh đó, cũng tránh đầu tư quá đà vào dây dẫn.
Phụ kiện chống rung bao gồm, chân loa, kệ máy, các tấm platform kê máy… rất ít khi được đầu tư. Thực tế cho thấy, các thiết bị âm thanh đắt tiền đều được các nhà sản xuất đầu tư rất kỹ cho phần chống rung như chassis dầy và nặng, cách ly bằng các loại đệm, cách ly treo, sử dụng các chân máy khử rung… Nên có thể nói, chống rung cho thiết bị là rất quan trọng, tín hiệu âm thanh được xem như một dòng năng lượng di chuyển và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố vật lý, để năng lượng được bảo toàn đường đi của tín hiệu cần được đảm bảo mượt nhất có thể. Với các hệ thống càng cao cấp thì đầu tư chống rung càng phải được chú ý.
Các thiết bị chống rung hiện tại thay đổi từ các dạng chống rung truyền thống kim/cone, loại tính (quy tắc nam châm cùng cực)… sang một thiết kế tối ưu hơn đó là sử dụng chất liệu sứ. Các loại chân chống rung phổ biến và hiệu quả cao sử dụng các loại bi sứ cách ly theo quy tắc “hút” rung chấn và “xả” nhanh.
Trên đây là một số phụ kiện cần thiết cho dàn âm thanh mà bạn cần biết khi sử dụng cho hệ thống âm thanh của mình. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích.
Nếu cần tư vấn và mua hàng hãy liên hệ ngay với Lâm An Audio qua hotline 0973 868 198 để được hỗ trợ cụ thể nhé. Bạn cũng có thể đến trực tiếp cửa hàng của chúng tôi tại địa chỉ số 55 Nguyễn Cảnh Chân Vinh Nghệ An để xem sản phẩm và mua hàng nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét