Yếu tố đèn chiếu sáng trong tổ chức event luôn được đặt lên hàng đầu trong kế hoạch chuẩn bị. Để tạo nên một sự kiện thành công, không chỉ có sự sáng tạo của con người, sự thống nhất, chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực, mà còn là sự vận hành nhuần nhuyễn các thiết bị hỗ trợ.Có thể nói, bên cạnh yếu tố máy móc, thì đằng sau thành công của mỗi sự kiện, không thể không kể đến vai trò của một hệ thống công cụ phụ trợ khác, đó là hệ thống đèn sân khấu.
Trước mỗi sự kiện quan trọng, ban tổ chức cần dành sự chuẩn bị kĩ lưỡng để đầu tư vào hệ thống âm thanh ánh sáng cho sự kiện, trong đó yếu tố ánh sáng là cực kì quan trọng, đóng góp không nhỏ vào hiệu ứng và sự thành công cho các sự kiện. Chắc hẳn mỗi khi xem một chương trình, các bạn sẽ nhìn thấy trên sân khấu lung linh đủ các màu sắc ánh sáng khác nhau, là bởi sân khấu của những chương trình này thường có rất nhiều loại đèn nhằm tạo ra những hiệu ứng ánh sáng khác nhau và vô cùng đẹp mắt. Vậy khi tổ chức một event, cần có những loại đèn nào?
ĐÈN SÂN KHẤU SCANNER (ĐÈN QUÉT)
Đèn Sanner (hay còn được gọi là đèn quét) là một thiết bị quen thuộc thiết yếu cho bất kỳ một chương trình event nào. Loại đèn này có thể đưa lại ánh sáng với cường độ mạnh cùng nhiều hiệu ứng khác nhau như tạo màu, chắn sáng thành hình, hiệu ứng bông hoa, nhân lên nhiều hình… Bên cạnh đó đèn scanner còn thể thu hoặc mở lớn bằng chắn sáng, zoom vào các góc trên sân khấu, có thể quay ngang quay dọc một cách linh hoạt nên có thể nói đây là loại đèn có tầm bao quát sân khấu tốt nhất nhì trong các loại đèn. Không chỉ có vậy, các thế hệ đèn scanner mới được sản xuất có công suất mạnh hơn nhưng không tỏa nhiệt khi hoạt động, đây là một ưu điểm cực kỳ nổi bật của đèn scanner.
Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của đèn scanner là dù tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp nhưng kích cỡ của loại đèn này lại khá cồng kềnh. Bởi vậy, thiết bị này thường được sử dụng ở các sân khấu bằng cách treo cố định trên cao.
ĐÈN STROBE LIGHT (ĐÈN CHỚP)
Đèn strobe light hay còn gọi là đèn chớp. Đúng như cái tên của nó, thiết bị này có khả năng chiếu sáng bằng cách chớp nháy, tạo ra ánh sáng flash cực mạnh và liên tục. Bởi vậy với các event có phần kịch bản cần những hiệu ứng cho các phân cảnh cao trào hoặc sôi động, đèn strobe light là sự lựa chọn hoàn hảo để tăng thêm sự phấn khích và hồi hộp cho người xem.
ĐÈN SÂN KHẤU MOVING HEAD
Với các sự kiện chuyên nghiệp được tổ chức thì đèn Moving head đã không còn là một cái tên quá xa lạ. So sánh với scanner thì Moving head có nhiều điểm khá tương đồng, Moving head cũng có thể quay dọc ngang trên sân khấu để thay đổi hướng sáng như Scanner, nhưng Scanner lại được sử dụng như một tấm gương phản chiếu để thay đổi hướng ánh sáng nên chuyển động sẽ nhanh hơn. Trong khi đó, đặc trưng của Moving head đó là thiết bị này khi đổi hướng quay thì sẽ quay toàn bộ thân đèn nên tốc độ chắc chắn sẽ bị giới hạn và khá là nặng nề. Tuy vậy, đây tưởng chừng là nhược điểm nhưng cũng là ưu điểm của Moving head. Một số ưu điểm của Moving head có thể kể đến như sau:
- Góc quay ít bị giới hạn do chuyển động toàn bộ thân đèn để chiếu sáng.
- Các góc quét vô cùng linh hoạt
- Có thể lắp đặt ở bất kỳ vị trí nào trên sân khấu để tạo ra hiệu ứng theo ý muốn của đạo diễn sân khấu.
- Có thể tạo ra nhiều hiệu ứng đẹp mắt và đặc biệt với góc di chuyển rộng nên thường được sử dụng ở những địa điểm sôi động như quán bar, club…
Hiện nay, đèn Moving head có nhiều loại: đèn moving head mini, đèn moving head led, đèn moving head beam… Moving head được dùng nhiều trong các sự kiện mang tính chất cơ động, được đặt ở dưới sàn và ánh sáng được phản chiếu ngược lên sân khấu.
ĐÈN FOLLOW
Đúng như tên gọi “follow” (di chuyển theo), đèn follow là loại đèn sân khấu hoạt động bằng cách chiếu tập trung ánh sáng theo hình tròn vào tâm điểm di chuyển trên sân khấu, ví dụ lúc khách mời đi ra, khi MC di chuyển trên sân khấu, khi ca sĩ đang hát… Điều này giúp thu hút sự chú ý của người xem và điều khiển tầm nhìn của người xem tập trung vào vị trí mà đạo diễn chương trình muốn hướng đến.
Loại đèn này cực kì hữu dụng và được ưa chuộng, tuy nhiên loại đèn này cần có người điều khiển một cách tỉ mẩn và theo sát tiến độ diễn ra trên sân khấu. Hãy chọn ra những người cẩn thận nhất để làm công việc này, bởi một khi ánh đèn chiếu sai vị trí thì tất cả các hoạt động khác sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Cũng lưu ý thêm rằng, bạn hãy tránh lạm dụng quá nhiều hiệu ứng của đèn follow để tránh gây nhàm chán và mất đi những cảm xúc chân thực muốn truyền tải tới khán giả.
ĐÈN PAR 64
Hiểu một cách ngắn gọn, PAR 64 là tên viết tắt của Parabollic Aluminum Reflector, còn 64 là số bóng đèn có trong mỗi thiết bị. Đây là thiết bị sử dụng tấm nhôm hình parabol để phản chiếu ánh sáng.
Ưu điểm lớn của đèn PAR đó là có cấu tạo, kích thước vô cùng nhỏ gọn nhưng lại hoạt động rất thông minh, có thể thay đổi ánh sáng nhanh chóng và linh hoạt cùng nhiều hiệu ứng sinh động. Đèn PAR có thể tạo ra ánh sáng nền mượt mà, không bị tương phản. Chính bởi vậy, không khó để nó trở thành loại đèn thông dụng được sử dụng trong hầu hết các sân khấu lớn nhỏ hiện nay.
Trên đây là danh sách các loại đèn thông dụng cho việc tổ chức sự kiện. Tất nhiên, tùy theo quy mô lớn hay nhỏ của mỗi sự kiện và ngân sách có sẵn mà ban tổ chức nên có sự sắp xếp và lên kế hoạch hợp lý cho việc mua hoặc thuê các loại đèn chiếu. Một sân khấu chương trình không thể không có đèn, bởi vậy yếu tố này được xem là quan trọng bậc nhất đối với các chương trình event, đặc biệt là các event diễn ra vào buổi tối.
Nếu bạn cần thêm thông tin hãy liên hệ ngay với Lâm An qua số hotline 0973 868 198 để được giải đáp cụ thể nhé.
Lâm An Audio tự hào là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê thiết bị âm thanh ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp với giá cả hợp lý và một đội ngũ nhân viên có năng lực, chăm chỉ, tâm huyết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét